Tổng hợp 3 cách đá phạt trực tiếp – BÁCH PHÁT BÁCH TRÚNG

0
Share

Đá phạt trực tiếp là một trong những tình huống cố định đóng vai trò quan trọng trong bóng đá. Đây là tình huống quyết định kết quả cuối cùng của trận đấu. Tuy nhiên, ngay cả những fan hâm mộ chân chính cũng chưa có những hiểu biết đầy đủ nhất về hình thức sút phạt trực tiếp này. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm những thông tin cần thiết.

Đá phạt trực tiếp trong bóng đá là gì?

Trong bóng đá, có rất nhiều tình huống có tính chất quyết định. Một trong số đó là tình huống đá phạt trực tiếp. Đá bóng phạt trực tiếp hay còn gọi tắt là phạt trực tiếp là tình huống xảy ra ở một vị trí cố định. Theo FIFA ban hành, tình huống này xảy ra khi hàng phòng ngự của đối phương phạm phải lỗi nghiêm trọng khi cầu thủ đang tấn công. Tình huống này xảy ra gần khu vực vòng cấm địa 16m50 theo điều luật thứ 12 của luật bóng đá.

Đây là tình huống dễ dàng ghi được bàn thắng nhất bởi vị trí phạt trực tiếp có khoảng cách khá gần với cầu môn đội đối phương. Tình huống này có tỉ lệ ghi bàn chỉ xếp sau tình huống đá phạt 11m.

Tổng hợp các lỗi đá phạt trực tiếp

Khác với luật đá phạt gián tiếp, tình huống đá phạt trực tiếp thường được áp dụng với các lỗi khá nghiêm trọng trong bóng đá. Theo FIFA quy định trong luật bóng đá, khi phạm phải những lỗi sau đây, trọng tài có quyền thổi phạt trực tiếp.

  • Cầu thủ phạm lỗi phía sau đối với cầu thủ đội bạn.
  • Cầu thủ ngăn chặn pha tấn công nguy hiểm của đội đối phương bằng cách cố ý phạm lỗi.
  • Chơi bóng bằng tay bên ngoài vòng cấm đối với cầu thủ bên phòng ngự.

Bên cạnh đó, khi cầu thủ hàng phòng ngự xoạc bóng chạm vào bóng sau khi chạm vào cầu thủ đối phương thì trọng tài cũng có thể thổi phạt trực tiếp. Các hành vi phi thể thao, không đúng với đạo đức,… sẽ tương ứng với một quả phạt trực tiếp và kèm theo thẻ đỏ đối với cầu thủ phạm phải những hành vi đó.

Cách thực hiện đá phạt trực tiếp trong bóng đá

Đối với luật đá phạt trực tiếp, vị trí mà cầu thủ tấn công vi phạm lỗi là điểm đặt bóng thực hiện đá phạt. Trong đó, đội đối phương được phép lập hàng rào để ngăn chặn những quả đá phạt trực tiếp trong vòng cấm. Bạn cần tránh các lỗi trong bóng đá như thế này. Khi ấy, khoảng cách đá phạt trực tiếp là bao nhiêu? Thủ môn đội đối phương sẽ có quyền chọn lựa số cầu thủ lập hàng rào đá phạt. Thông thường, 9.15m là khoảng cách tối thiểu cách vị trí đặt bóng khi lập hàng rào đá phạt trực tiếp.

Thêm nữa, trọng tài có quyền thiết đặt thời gian sắp xếp hàng rào đá phạt tùy theo mức độ nguy hiểm của quả phạt trực tiếp. Thủ môn có quyền báo với trọng tài thêm thời gian ổn định hàng rào trong trường hợp quả phạt quá gần 16m50.

Nếu vị trí đặt bóng đá phạt quá gần vòng 16m50, hàng rào phòng ngự có thể không cần đảm bảo đúng khoảng cách 9m15 mà chỉ cần đảm bảo bằng ít nhất 1/3 khoảng cách tính từ khung thành tới trái bóng. Trong đó, cầu thủ sẽ có thể thực hiện quả đá phạt trực tiếp ngay khi không có cầu thủ nào đứng trong phạm vi 3m kể từ điểm đặt bóng đá phạt.

Đã có rất nhiều danh thủ nổi tiếng ghi bàn thắng trong tình huống này bởi có thể chỉ cần một lần chạm bóng, cầu thủ đã đem về cho đội nhà bàn thắng lập công. Tiêu biểu phải kể tới các cầu thủ với những bàn thắng đá phạt trực tiếp đẹp mắt: David Beckham, Roberto Carlos, Lionel Messi,…. Riêng Messi, anh đã có tới 50 bàn thắng từ quả phạt trực tiếp.

Có ba cách để thực hiện quả phạt trực tiếp:

  • Sút bóng bằng mu bàn chân.
  • Sút bằng lòng trong bàn chân nhằm đưa bóng đi liệng đánh lừa cầu thủ đối phương
  • Kiểu khó nhất là sút bóng nhẹ nhưng xoáy gây khó khăn cho thủ môn.

Bên cạnh đó, có rất nhiều cú lừa độc đáo thể hiện chiến thuật tài tình phá vỡ hàng rào đối phương. Phải kể tới các danh thủ như Xabi Alonso, Ronaldinho hay Rivaldo đã có những pha dàn xếp đá phạt thành công cùng đồng đội, đem về những bàn thắng vô cùng xuất sắc.

Các cách đá phạt đền trực tiếp có hiệu quả

Có rất nhiều sự khác biệt trong tình huống sút phạt trực tiếp trên sân 5 hay sân 7 người so với sân 11 người. Có rất nhiều phương án áp dụng bất khả thi như việc sút bóng vòng qua hàng rào. Dưới đây sẽ là những mánh khóe sút phạt đền trực tiếp thành công mà nhiều đội bóng đã áp dụng.

Cách 1 : Sút phạt hàng rào

Cách sút phạt hàng rào bằng cách đá thẳng trực tiếp là giải pháp đơn giản nhất. Nhưng để thực hiện mánh khóe này bạn cần chú ý xem tình huống của mình có phải quả phạt trực tiếp hay không. Vì trong nhiều trường hợp, cầu thủ đã sút bóng vào lưới, ăn mừng nhưng rồi lại phải ngậm ngùi vì đó là quả phạt gián tiếp.

Có rất nhiều cầu thủ chọn giải pháp sút thẳng dù biết là phạt gián tiếp, bởi cầu thủ đó hy vọng trên đường bóng bay vào lưới sẽ chạm người hậu vệ hoặc tay thủ môn trước khi qua vạch vôi. Đây là ý tưởng mà các bạn cần cân nhắc nhưng không nên lựa chọn ưu tiên trong các giải pháp.

Nếu bạn có được một cú phạt trực tiếp và nhận thấy sơ hở để pha dứt điểm ngay thì chẳng có lý do gì mà không tận dụng mánh khóe này. Cầu thủ sẽ có 2 lựa chọn, một là sút bóng thật căng, mạnh nhất có thể, hoặc là một cú đá kỹ thuật đủ lực, chính xác và hiểm hóc.

Khi bạn muốn thực hiện một cú đá trực tiếp ăn bàn trên sân bóng nhỏ là chỉ cần đối phương lập rào 2 người. Mọi con đường trực tiếp dẫn đến khung thành đều thu bé lại. Khi đó những cú sút của bạn sẽ có nguy cơ bị chặn đứng. Trong những trường hợp này bạn cần những phương án phức tạp hơn.

Cách 2 : Kết hợp đồng đội ăn ý

Nếu hàng rào của đối phương khá chắc chắn và bạn cảm thấy không có chút hy vọng sút thẳng nào thì bạn cần xem xét tới việc phối hợp với đồng đội, những người có thể có được những góc sút thuận lợi hơn. Bạn cần tạo ra những đường chuyền bóng chuẩn xác sao cho đồng đội không mất thêm thời gian xử lý.

Ngoài ra, bạn cũng nên nhớ rằng thời điểm bóng được chuyền đi là cầu thủ đối phương đã có quyền di chuyển để cản phá. Do đó họ sẽ áp sát rất nhanh không cho bạn tung cú sút. Nếu như người nhận bóng không xử lý tốt hay quyết đoán đưa ra quyết định thì có thể bị đối thủ cướp bóng, dẫn tới tính huống phản công nguy hiểm cho gôn nhà.

Do đó, bạn nên bình tĩnh và có sự chuẩn bị kỹ càng để tạo ra những pha dàn xếp đá phạt có thể đẩy lên một mức phức tạp hơn.

Khi cầu thủ thứ hai không kịp để sút thì anh ta hoàn toàn có thể chuyển bóng sang một đồng đội thứ ba để kết thúc. Với những pha dàn xếp đá phạt bạn sẽ không bao giờ bị giới hạn bởi trí tưởng tượng. Quan trọng là bạn biết cách đánh lạc hướng và sử dụng kỹ thuật tốt.

Cách 3 : Đánh lạc hướng đối thủ

Bạn nên áp dụng kỹ thuật này vào những quả đá phạt. Nếu bạn có thể đánh lạc hướng các cầu thủ đối phương, bạn sẽ khiến họ dễ mắc sai lầm và sau đó những cú đá sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Trên đây là nội dung về tình huống đá phạt trực tiếp. Mong rằng bạn đọc đã có những hiểu biết cụ thể về tình huống này. Đừng quên theo dõi những thông tin bóng đá tiếp theo để cập nhật tin tức mới nhất.